Chiến tranh với Ba Tư Heraclius

Đến bên bờ vực thất bại

Vụ ám sát vua Khosrau II, trong một bản thảo thời Hoàng đế Humayun của Đế quốc Mogul vào năm 1535, bài thơ bằng tiếng Ba Tư là của Ferdowsi

Trong chiến dịch Balkan của mình, Hoàng đế Maurice và gia đình của ông đã bị sát hại bởi Phocas vào tháng 11 năm 602 sau một cuộc nổi loạn[7] Vua Khosrau II (Chosroes) của đế quốc Sassanid vốn trước đó được Maurice khôi phục ngai vàng và vẫn là đồng minh của Maurice. [A 2] Nhân cơ hội này, vua Ba Tư đã phát động tấn công đế chế Byzantine, và chiếm lại lãnh các tỉnh của Byzantine ở Mesopotamia, Khosrau cũng tuyên bố rằng, ở trong triều đình của ông có một người con trai của Maurice, tên là Theodosius;[8] và Khosrau yêu cầu rằng Byzantine phải chấp nhận Theodosius này là hoàng đế.

Vào thời gian này, người Ba Tư đã chinh phục vùng Lưỡng HàKavkaz, và năm 611, họ chiếm đóng Syria và tiến vào khu vực Anatolia. Một cuộc phản công lớn được chỉ huy bởi Heraclius hai năm sau đó đã hoàn toàn bị đánh bại bên ngoài Antioch bởi ShahrbarazShahin, và vị thế của người La Mã đã sụp đổ, người Ba Tư tàn phá các vùng của Tiểu Á, và chiếm Chalcedon đối diện với thành Constantinopolis ở phía bên kia Bosporus[9] Trong hơn một thập kỷ tiếp theo, người Ba Tư đã có thể chinh phục PalestineAi Cập (vào giữa năm 621, toàn bộ các tỉnh nằm trong tay của họ [10]) và tàn phá Anatolia, [A 3]trong khi người Avarngười Slav đã lợi dụng tình hình để tràn vào khu vực Balkan, đưa đế chế tới bờ vực diệt vong. Năm 613, quân đội Ba Tư đã chiếm Damascus với sự giúp đỡ của người Do Thái, tiếp đó chiếm đóng Jerusalem vào năm 614.

Với việc người Ba Tư đang ở ngay trước các cánh cổng của thành Constantinopolis, Heraclius đã nghĩ tới việc từ bỏ thành phố và dời kinh đô đến Carthage, nhưng Thượng phụ Sergius đã thuyết phục ông ở lại. An toàn sau các bức tường của Constantinopolis, Heraclius đã có thể cầu hòa và đổi lại hàng năm ông phải cống nạp một ngàn talent vàng, một ngàn talent bạc, một ngàn chiếc áo choàng lụa, một ngàn con ngựa, và một ngàn trinh nữ cho vua Ba Tư[12] Hiệp ước hòa bình này cho phép ông xây dựng lại quân đội của đế quốc bằng cách cắt giảm chi tiêu phi quân sự, phá giá đồng tiền và nấu chảy chúng, với sự ủng hộ của Thượng Phụ Sergius, các kho tàng của Giáo hội đóng góp kinh phí cần thiết để tiếp tục cuộc chiến.[13]

Đế quốc Byzantine đánh trả

Vào ngày 05 tháng 4, năm 622, Heraclius rời Constantinopolis và giao phó thành phố cho Sergius và viên tướng Bonus giữ vai trò là nhiếp chính cho con trai ông. Ông tập hợp quân đội của mình ở Tiểu Á, có thể là ở Bithynia, và sau khi ông khôi phục lại tinh thần bạc nhược của binh lính, ông mới tiến hành một cuộc phản công mà mang tính chất của một cuộc thánh chiến, với một hình ảnh acheiropoietos của Chúa Kitô được mang theo như một cờ hiệu quân đội [13][14][15][16]

Cherub and Heraclius receiving the submission of Khosrau II; plaque from a cross (Champlevé enamel over gilt copper, 1160–1170, Paris, Louvre).

Quân đội La Mã tiến quân tới Armenia và đánh tan một đội quân được chỉ huy bởi một tù trưởng Ả Rập, đồng minh của người Ba Tư, và sau đó giành được một chiến thắng trước người Ba Tư dưới quyền Shahrbaraz.[17] Heraclius sẽ tiếp tục tham gia chiến dịch trong nhiều năm nữa.[18][19] Vào ngày 25, tháng 3 năm 624 một lần nữa ông lại rời Constantinopolis với vợ, Martina, và hai người con của mình, sau khi cử hành Lễ Phục Sinh ở Nicomedia vào ngày 15 tháng 4, ông tiến hành chiến dịch ở vùng Caucasus, và giành một loạt chiến thắng ở Armenia trước Khosrau và các vị tướng của ông ta như Shahrbaraz, Shahin, và Shahraplakan.[20][21] Trong năm 626, người Avarngười Xla-vơ bao vây Constantinopolis với sự hỗ trợ bởi một đội quân Ba Tư chỉ huy bởi Shahrbaraz, nhưng cuộc bao vây kết thúc trong thất bại,[22] trong khi một đội quân Ba Tư thứ hai dưới quyền Shahin phải chịu một thất bại tan nát dưới bàn tay của Theodore, em trai của Heraclius.

Với những nỗ lực chiến tranh của người Ba Tư bị nghiền nát, Heraclius đã có thể khiến cho Khả Hãn Tây Đột Quyết, Ziebel, xâm chiếm vùng Transcaucasia của người Ba Tư. Heraclius cũng khai thác sự chia rẽ trong Đế quốc Ba Tư, khiến cho viên tướng Ba Tư Shahrbaraz giữ thái độ trung lập bằng cách thuyết phục ông ta rằng Khosrau đã dần trở nên ghen tị với ông ta và đã ra lệnh hành quyết ông ta. Cuối năm 627, ông đã phát động một cuộc tấn công mùa đông vào Lưỡng Hà, và ở đây bất chấp sự đào ngũ của đồng minh người Thổ, ông đánh bại người Ba Tư dưới quyền Rhahzadh trong trận Nineveh[23] Tiếp tục tiến quân về phía nam dọc sông Tigris, ông cướp phá đại cung điện của Khosrau tại Dastagird và chỉ nhờ vào việc phá hủy những cây cầu trên kênh Nahrawan, thành Ctesiphon mới thoát khỏi một cuộc tấn công của ông. Do sự nhục nhã mà hàng loạt các thất bại này đem lại, Khosrau bị lật đổ và sát hại trong một cuộc đảo chính do con trai của ông, Kavadh II. tiến hành, ông ta cùng lúc đó cũng cầu hòa và đồng ý rút khỏi tất cả các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.[24] Vào năm 629, Hercalius đưa cây Thánh Giá Thiêng trở về Jerusalem trong một buổi lễ oai nghiêm.[25][26][27]

Heraclius đã sử dụng danh hiệu Ba Tư cổ đại là "Vua của các vị vua" cho bản thân ông sau chiến thắng trước Ba Tư. Sau đó, bắt đầu từ năm 629, ông tự xưng mình là Basileus, từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "quốc vương", và danh hiệu này đã được sử dụng bởi các hoàng đế La Mã trong 800 năm tới. Lý do để cho Heraclius lựa chọn tước hiệu này thay vì những thuật ngữ La Mã trước đó như Augustus đã được một số học giả quy cho là có liên quan đến nguồn gốc Armenia của ông.[28]

Chiến thắng của Heraclius trước người Ba Tư đã kết thúc một cuộc chiến tranh đã diễn ra liên tục trong gần 400 năm và rời đã khiến cho Đế quốc Ba Tư rơi vào tình trạng hỗn loạn, từ đó nó không bao giờ hồi phục lại nữa. Trong năm 633, nhà nước Hồi giáo mới từ từ nuốt chửng người Ba Tư cho đến tận những cuộc chinh phục Ba Tư của người Hồi giáo và dẫn đến sự kết thúc của đế quốc Sassanid trong năm 644, và triều đại Sassanid trong năm 651.[29]